Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Định nghĩa, và điều kiện cần thiết

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì? Để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1 cần đạt đủ điều kiện và những yêu cầu gì? Cơ hội việc làm của bác sĩ chuyên khoa 1 như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để giải đáp những thắc mắc trên nhé.

Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì?

Trước khi tìm hiểu về bác sĩ chuyên khoa 1, bạn cần hiểu bác sĩ chuyên khoa là gì. Bác sĩ chuyên khoa là những chuyên gia y tế đạt trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực y khoa cụ thể, có thể là khoa nhi, khoa tim, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa…

Các sinh viên theo học tại trường Y trung bình cần 6 đến 7 năm hoàn thành chương trình đào tạo để trở thành một bác sĩ nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong lĩnh vực y khoa mà họ đã chọn. Tuy nhiên, để được cấp chứng chỉ hành nghề, các bác sĩ trẻ này cần phải trải qua khoảng 18 tháng thực tập tại các cơ sở y tế.

Sau đó, để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, các bác sĩ có hai con đường để lựa chọn, một là thực tập thực hiện lâm sàng hoặc tự học nghiên cứu thêm. Với hướng thực tập thực hiện lâm sàng, các bác sĩ sẽ học lên dần các cấp bậc với trình độ tương ứng, từ bác sĩ chuyên khoa 1, bác sĩ chuyên khoa 2 hay chuyên khoa định hướng.

Điều kiện cần thiết để trở thành bác sĩ chuyên khoa 1

Mọi vị trí đều có những điều kiện và yêu cầu riêng và đối với bác sĩ chuyên khoa 1 cũng thế. Bác sĩ chuyên khoa 1 thường xuất phát từ những bác sĩ có cấp bậc cao hơn bác sĩ chuyên khoa định hướng hay bác sĩ nội trú. Bệnh viện công lập hay phòng khám, bệnh viện tư nhân là những nơi họ có thể làm việc.

Sau khi làm việc như một bác sĩ chuyên khoa định hướng, họ cần tiếp tục học tập thêm 2 năm để trở thành một bác sĩ chuyên khoa 1. Bên cạnh đó, những giảng viên sở hữu bằng chuyên khoa 1 thuộc chuyên ngành được đào tạo hoặc bằng bác sĩ nội trú sẽ được xem như tương đương trình độ thạc sĩ.

Sau đây là một số điều kiện cần dành cho những ai có ý định học và thi đậu bác sĩ chuyên khoa 1:

  • Tốt nghiệp đại học chính quy hoặc không chính quy về ngành y khoa
  • Đã từng công tác trong bệnh viện, cơ sở y tế để thực hành nghề. Bên cạnh đó, cần sở hữu kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên
  • Về độ tuổi: nam không quá 50 tuổi và nữ không quá 45 tuổi

Về hình thức đào tạo chuyên ngành, các đối tượng cũng có nhiều sự lựa chọn đa dạng khác nhau. Hiện nay, có hai hình thức đào tạo bác sĩ chuyên khoa:

  • Hệ tập trung học liên tục trong 2 năm
  • Hệ chứng chỉ học theo từng đợt trong vòng 3 năm

Cơ hội việc làm cho bác sĩ chuyên khoa 1 như thế nào?

Ở Việt Nam, bác sĩ chuyên khoa 1 là một vị trí tiềm năng do đã có nhiều cơ hội tốt rộng mở hơn. Sau đây là một số cơ hội việc làm mà các bác sĩ chuyên khoa 1 hiện nay và tương lai có thể theo đuổi:

  • Nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học: Các bác sĩ chuyên khoa có thành tích xuất sắc thường được các trường đại học Y mời về để thực hiện nghiên cứu y tế hoặc tham gia giảng dạy cho sinh viên. Cơ hội này đem lại giá trị cho việc phát triển y tế nước nhà và đào tạo thế hệ bác sĩ tài giỏi tương lai.
  • Làm việc tại bệnh viện, các cơ sở y tế: Sau khi thi đậu chuyên khoa 1, các bác sĩ có thể quay lại bệnh viện, cơ sở y tế cộng lập hay tư nhân để làm công việc thăm khám và điều trị ở khoa chuyên môn của mình.
  • Lập phòng khám riêng: Thay vì làm việc tại bệnh viện, hiện nay nhiều bác sĩ lựa chọn mở phòng khám riêng chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe về lĩnh vực của mình để xây dựng sự nghiệp độc lập riêng.
  • Làm việc trong ngành công nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế: Các bác sĩ chuyên khoa 1 cũng có thể làm việc như nghiên cứu, cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng để sản xuất, phát triển và đánh giá các thiết bị y tế.

Học khối gì để theo học bác sĩ chuyên khoa?

Hiện nay, đã có nhiều khối học được cập nhật thêm để các em học sinh có đa dạng lựa chọn hơn để phù hợp với năng lực của bản thân, thay vì như ngày xưa chỉ có khối B với tổ hợp các môn: Toán, Hóa, Sinh.

Sau đây là các khối học có thể thi vào lĩnh vực Y:

  • Khối A với Toán, Lý, Hóa
  • Khối C08 với Văn, Hóa, Sinh
  • Khối D07 với Toán, Hóa, Anh
  • Khối B01 với Toán, Sinh, Sử
  • Khối B03 với Toán, Văn, Sinh
  • Khối B04 với Toán, Sinh, GDCD
  • Khối A02 với Toán, Lý, Sinh
  • Khối D01 với Toán, Văn, Anh.

Danh sách các trường đào tạo bác sĩ chuyên khoa 1:

  • Trường Đại học Y Hà Nội
  • Trường Quân Y
  • Đại học Y khoa Thái Bình
  • Đại học Y Hải Phòng
  • Trường Đại học Y khoa Huế
  • Đại học Y dược TP.HCM
  • Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch