Kế Toán Công Nợ Là Gì? Và Những Điều Bạn Cần Biết

Kế toán công nợ là gì? Và những vấn đề liên quan đến ngành nghề này là vấn đề được nhiều người thắc mắc và quan tâm. Kế toán nói chung và kế toán công nợ nói riêng luôn là một ngành nghề hot trong thị trường việc làm hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa hiểu hết hoặc hiểu sai về kế toán công nợ. Dưới đây là những thông tin chuẩn xác và cần thiết cho những ai đang có nhu cầu tìm hiểu ngành nghề này.

Tìm hiểu kế toán công nợ là gì?

Kế toán công nợ với tên tiếng Anh là Accounting Liabilities. Đây là vị trí kế toán có nhiệm vụ đảm nhận công việc kế toán về quản lý các khoản nợ mà công ty phải thu về hoặc là chi trả.

Việc kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động công nợ sẽ góp phần giúp doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài, phát triển và hoạt động một cách ổn định hơn.

Kế toán công nợ được biết đến là một trong những vị trí kế toán nội bộ bên cạnh các vị trí kế toán khác như kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thanh toán…

Công việc chính của một kế toán công nợ là gì?

Các công việc hàng ngày của kế toán công nợ chủ yếu liên quan đến việc quản lý công nợ và nợ xấu, các khoản thu chi của doanh nghiệp, bao gồm:

  • Là người thực hiện kiểm tra những giấy tờ, chứng từ khi làm thủ tục thu chi
  • Lập phiếu thu và chi dựa trên mẫu sẵn để bộ phận thủ quỹ làm căn cứ để tiến hành chi tiền
  • Là người gửi các giấy tờ, chứng từ như phiếu thu, phiếu chi đến các bộ phận có liên quan để thu chi
  • Trực tiếp giám sát và theo dõi mục đích sử dụng những khoản tạm ứng của nội bộ công ty
  • Làm báo cáo và in báo cáo quỹ và sổ tiền mặt của doanh nghiệp
  • Nhận phiếu nhập hàng – xuất kho hay bản sao các hóa đơn căn cứ để thực hiện thanh toán
  • Đối chiếu với bộ phận kế toán cơ sở để nắm bắt tình hình công nợ của doanh nghiệp và thông tin khách hàng hàng tháng, tiến hành sắp xếp lịch thanh toán công nợ của khách hàng
  • Tính toán số công nợ phát sinh mỗi tháng và tiến hành làm giấy báo thanh toán công nợ
  • Lập báo cáo và theo dõi sát sao số dư công nợ của công ty theo mỗi đối tượng định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu và chỉ thị của cấp trên
  • Tham chiếu và thực hiện đề xuất các giải pháp thu hồi công nợ hiệu quả, triển khai nhắc nhở để thanh toán công nợ…

Những kỹ năng cần có của một kế toán công nợ

Nếu bạn đang thắc mắc kỹ năng của kế toán công nợ là gì? thì dưới đây chính là câu trả lời thoả đáng nhất.

– Kế toán công nợ có nền tảng kiến thức chuyên môn cao: Nền tảng kiến thức về kế toán vững chắc là bước tiền đề quan trọng để làm tốt các nhiệm vụ được giao, biết rõ quy trình của kế toán công nợ, lập các báo cáo và sắp xếp chứng từ…

–  Thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn: sẽ giúp kế toán công nợ có thể nhận biết và theo dõi công nợ của từng đối tượng khách hàng. Đồng thời có thể tiến hành phân loại khách hàng dưới nhiều góc độ khác nhau như giám sát công nợ theo từng thời điểm, theo hóa đơn và thời hạn thanh toán, bù trừ công nợ giữa các đối tượng khách hàng khác nhau và lập các báo cáo để trình bày lên cấp trên khi cần thiết.

– Sử dụng thành thạo tin học văn phòng: Bên cạnh khả năng sử dụng thành thạo công cụ bảng tính Excel, làm kế toán công vụ còn phải biết thao tác trên các phần mềm kế toán, phần mềm hỗ trợ quản lý hóa đơn.… Điều này sẽ giúp họ xử lý các con số được nhanh chóng và thuận lợi hơn.

– Khả năng phân tích và xử lý linh hoạt: Kỹ năng phân tích tốt và xử lý linh hoạt sẽ giúp kế toán công nợ đưa ra được những quyết định đúng đắn, phù hợp trong từng trường hợp cụ thể như giải quyết công nợ với khách hàng, người bán và đối tác. Bên cạnh đó, những kỹ năng về giao tiếp cũng sẽ giúp gầy dựng được các mối quan hệ bền vững giúp ích cho công việc và doanh nghiệp.

– Tính cẩn thận, tỉ mỉ và trung thực: công việc của kế toán công nợ đòi hỏi họ phải tập trung cao độ, phải thật tỉ mỉ và cực kỳ cẩn thận để tránh những sai sót về tài chính có thể xảy ra. Trung thực cũng là một trong những đức tính không thể thiếu đối với một người kế toán.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu được rõ nét về công việc của kế toán công nợ là gì? Nếu bạn đang có định hướng đi theo nghề nghiệp này, hãy chuẩn bị cho mình đủ hành trang, đủ kỹ năng để làm tốt công việc sau này nhé.