Kinh tế luôn là lĩnh vực được xã hội quan tâm và coi trọng do đó có rất nhiều bạn trẻ muốn theo học kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng có cơ hội được tiếp xúc và hiểu kinh tế cụ thể là làm công việc, chuyên môn gì, có nhiều cơ hội phát triển không? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn học sinh sinh viên giải đáp thắc mắc học kinh tế ra làm gì.
- Kinh tế gồm những nhóm ngành nào?
Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nhu cầu tuyển dụng nhân lực cho ngành kinh tế khá cao, do đó các bạn cử nhân sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội làm việc ở lĩnh vực kinh tế.
Nhìn chung, ngành kinh tế rất đa dạng vị trí công việc cho các bạn lựa chọn theo nhóm ngành như:
Nhóm ngành quản trị có: quản trị kinh doanh, kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, ngoại thương… Những công việc về quản trị sẽ mang tầm vĩ mô do đó sẽ cần đến kiến thức tổng quát về kinh tế, còn marketing và kinh doanh quốc tế thì sinh viên sẽ đi sâu vào kiến thức chuyên môn hơn.
Nhóm ngành tài chính gồm những vị trí như: chuyên viên phân tích rủi ro tài chính, cố vấn tài chính, nhà hoạch định tài chính,… Ở những công việc này bạn sẽ học được kiến thức kinh tế tài chính doanh nghiệp, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán…
Ngành kế toán, kiểm toán cũng khá quen thuộc với các bạn trẻ, công việc của 2 ngành này tương đối giống nhau tuy nhiên kiểm toán sẽ là người kiểm tra công việc của kế toán, do đó cần những yêu cầu và tố chất trong công việc khác nhau, các bạn cần lưu ý để chọn ngành nghề phù hợp.
- Học kinh tế ra làm gì?
Biết về những nhóm ngành thuộc kinh tế thì có lẽ các bạn học sinh sinh viên cũng sẽ hình dung được những công việc mà một cử nhân kinh tế có thể đảm nhiệm. Có rất nhiều vị trí như: Nhân viên kinh doanh, chuyên viên tín dụng, kế toán, nhà đầu tư, phân tích thị trường chứng khoán, làm việc trong cơ quan Nhà nước…
- Một số công việc phổ biến ngành kinh tế
- Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường
Một vị trí mà không thể thiếu ở bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất nào đó là nhân viên kinh doanh, do đó đây là một trong những sự lựa chọn phổ biến nhất của sinh viên khối ngành kinh tế khi ra trường. Nhân viên kinh doanh đảm nhiệm vai trò quan trọng của doanh nghiệp với các nhiệm vụ chính như xây dựng chiến lược các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số của công ty, xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng,…
Ở những doanh nghiệp lớn hoặc công ty chuyên nghiên cứu thị trường, nhân viên nghiên cứu thị trường có nhu cầu tuyển dụng cao và cũng là một phần quan trọng của bộ phận kinh doanh. Công việc của họ là thu thập thông tin từ thị trường, đối thủ, khách hàng,… để làm cơ sở cho những quyết định quan trọng trong kinh doanh, những nguồn thông tin được phân tích, thu thập càng chính xác thì chiến lược kinh doanh lại càng hiệu quả và cơ hội thành công lại càng cao.
- Kế toán, kiểm toán
Kế toán là một công việc liên quan đến việc ghi chép, trình bày, diễn giải thông tin tài chính của doanh nghiệp do đó người đảm nhận vị trí kế toán sẽ chủ yếu tập trung vào việc giám sát tình hình tài chính của một tổ chức, công ty, đơn vị. Cử nhân kinh tế thường có khả năng phân tích những khối dữ liệu phức tạp cũng như tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề do đó có thể đảm nhiệm tốt vai trò của các kế toán hay kiểm toán viên.
- Tư vấn kinh tế, tài chính
Công việc tư vấn kinh tế – tài chính hay nghiên cứu kinh tế đóng vai trò chủ chốt trong môi trường kinh doanh và tư vấn tài chính do đó cần phải có kiến thức chuyên môn về các học thuyết cũng như mô hình kinh tế trên thế giới, bên cạnh đó là kỹ năng phân tích, sự quyết đoán và khả năng tính toán tốt.
- Làm việc trong cơ quan Nhà nước
Trong cơ quan Nhà nước, người có chuyên môn về kinh tế cũng được đánh giá cao và có thể làm việc ở những vị trí liên quan đến thuế, thương mại, môi trường, năng lượng…
Kinh tế là một ngành rộng và đa dạng do đó các bạn học sinh và phụ huynh sẽ không tránh khỏi thắc mắc học kinh tế ra làm gì. Bài viết đã cung cấp một số thông tin tổng quát về những công việc phổ biến hiện nay của ngành kinh tế hy vọng sẽ giúp bạn lựa chọn được công việc phù hợp.